Kinh-nghiệm thần bí qua cung-cách từng trải rất Ấn-giáo
Chương 7
Cứu-Chuộc thế-gian qua các đạo trên trần-thế
Phần 4:
Kinh-nghiệm thần bí qua cung-cách từng trải rất Ấn-giáo
Với Ấn-giáo, kinh-nghệm từng-trải sâu-xa nhất về thần-bí, lại là thứ kinh-nghiệm về “ngã” theo cung-cách rất chất-ngất. Kinh-nghiệm đầy chất-ngất ở Ấn-giáo, có “bản ngã đã lạc mất” lại được bảo là đã biến-dạng để đi vào nhận-thức tuyệt-đối. Thật không rõ, là nhận-thức về tính Tuyệt-đối, có khác với “ngã” thực-hữu hay không? Chỉ biết là, mọi khác-biệt đều biến dạng nơi “vô thường/vô ngã” của mọi sự, tức tính tiêu-cực nơi con người. Đây, là điều mà phần lớn những người sống ở trời Tây, hay gọi đó là kinh-nghiệm về “hư không/trống rỗng”, tức tính tiêu-cực của cái-gọi-là “Siêu Bản-chất”.
Những ai có kinh-nghiệm như thế, lại vẫn hiểu rằng: đây không là kinh-nghiệm về “hư-vô/tiêu-cực” chút nào hết. Bởi, qua kinh-nghiệm, ta thấy được sự giải-thoát không chỉ với lỗi/tội ở mọi dạng-thức, mà là giải-thoát khỏi “Maia, Nữ-thần tiêu-cực”, để rồi ta được phép sinh-xuất khỏi vòng quay thời-gian đang quay nhanh, hoặc khỏi mọi bất-ngờ/tạm bợ theo cách tương-tự. Khi ấy, ta sẽ thấy “gương phản chiếu” của “Ngã” cơ-bản, vẫn trú-ngụ ở trong ta. Đây, là sự chuyển-biến từ cái “tôi” sang cái “nó”, rất tuyệt-đối. Nhưng, cái “tôi” hoặc cái “nó” ấy, có là thứ tuyệt-đối để ta tháp-ghép vào bên trong đó hay không, đó mới là vấn-đề? Và, đây cũng là thứ “nhập thiền” theo kiểu yoga, cốt biến-đổi “ngã” của ta thành thứ gì đó phụ-thuộc vào cái “nó” như thế ấy. Ta sử-dụng cái “nó” càng nhiều bao nhiêu, sẽ thấy sự khác-biệt giữa “ta” và “nó” càng loãng nhạt và mờ dần bấy nhiêu…
Sankara, là nội-dung tốt-lành của cái “nó” là thế đấy. Nhưng, nội-dung đây, lại song-hành với Đức Grêgôriô thành Nyssa, với cả Dionysius, Eckhart và ở thời-đại của riêng ta, nó lại cũng giống cả với Don Cupitt, nữa. Hơn nửa thế-kỷ qua, nhiều ví-dụ cho thấy Kitô-hữu sống đời ẩn-dật chốn tu-trì đạo-hạnh như: Jules Monchanin, Henri Le Saux, Bede Griffiths, Sara Grant vv..cũng từng có kinh-nghiệm như thế.
Abhishiktananda (Le Saux) là học-giả từng phấn-đấu cả đời mình với cái “vô ngã/vô thường” để đưa nó vào cả Đạo Chúa. Nhiều năm trước, ông từng cố gắng chuyển-tải tâm-thức “vô ngã/vô thường” vào Đạo Chúa Kitô nữa. Và, những năm cuối, ông đi đến kết quả là: đã thực-hiện được các bước nhảy vọt để vào với “vô ngã/vô thường” ấy…
a. Đến hôm nay, ta trải-nghiệm được cũng khá nhiều về khái-niệm “vô ngã/vô thường”, nên có lẽ ta cũng có khả-năng tìm gặp được sự bình-an hài-hoà kiểu của Đức Grêgôriô đấng-bậc tu-trì khắc-khổ, ở Đạo Chúa.
b. ‘Thế giới ở trời Tây chắc chẳng khi nào chấp-nhận là thực-sự có thứ gì ngoài tầm-kích hiểu-biết tường-tận mọi sự, có cảm-thông. Cảm-thông/am-tường tạo ưu-tiên lên cả ý-niệm hiện-hữu’, nữa.
c. “Ơn Cứu-Chuộc tạo khái-niệm huyền-nhiệm và tính-chất xã-hội duy-nhất chỉ cho những người không thức-giấc kịp hầu nhận-thức là: Đạo Chúa lâu nay được củng-cố để trở-thành thứ tôn-giáo đích-thực. Đạo Chúa, xem như thế, cũng là Đạo của ‘vô ngã/vô thường’, thôi’.
d. ‘Nhiệm-tích Nhập-thể’, tự bản-chất, cũng biểu-tỏ một trải-nghiệm về ‘vô ngã/vô thường’ rồi.
e. ‘Danh-xưng đích-thực của Đức ‘Kitô’ là TA CÓ. Và, kinh-nghiệm thực-thụ của Đạo Chúa là kinh-nghiệm về ‘vô ngã/vô thường’ lâu nay vẫn sống thực qua việc hiệp-thông giữa người với người’.
f. ‘Phải chăng, ta có khả-năng định-danh/định-hình tâm-thức của Đức Giêsu với các kinh-nghiệm về ‘vô ngã/vô thường, không?’
g. ‘Nếu nhận-thức huyền-nhiệm không liên-quan gì đến tín-điều về Chúa Ba Ngôi, về Nhiệm-tích Nhập-Thể hoặc Ơn Cứu-Chuộc, thì toàn-bộ nhận-thức ấy cũng sẽ sụp-đổ, một ngày nào đó, thôi.’
Sara Grant, là vị thức-giả từng nghiên-cứu/học-hỏi về Sankara, tức hiền-triết Ấn-giáo sống vào thế kỷ thứ 9; và, bà cũng nghiên-cứu cả triết-học của thánh Tôma Akinô nữa; để rồi, đúc-kết tư-tưởng của riêng bà trong tiểu-phẩm mà bà đặt cho nó đầu-đề khá dài dòng, là: ‘Lời xưng-thú của người đi Đạo nghĩ về vô ngã/vô thường’. Trong sách này, bà có viết: “Tin Mừng, từng dẫn-đưa ta về với vô ngã/vô thường, thật cũng không có gì là lạ!” (xem B. Malkovsky, Advaita Vedanta and Christian Faith, Journal of Ecumenical Studies 36 (1999) tr. 397-422).
--------------
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Thánh Lễ Khấn Dòng 17/06/2022
Hòa với ánh nắng ban mai ngày mới, Hội dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn hòa chung tâm tình tri ân, cảm tạ tình thương của Thiên Chúa ban xuống trên Hội dòng.
Chi tiết...Hân Hoan Kính Báo

Trong niềm tri ân Thiên Chúa, Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn hân hoan kính báo
Chi tiết...TĨNH TÂM ĐỢT I NĂM 2022

Chiều 14h ngày 25/04 Chị em bước vào tuần Tĩnh tâm đợt I, dưới sự hướng dẫn của Cha Phêrô Trần Văn Thơ, Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam.
Chi tiết...CÁO PHÓ NỮ TU MARIA THẠCH...

Trong niềm tin vào Chúa Giêsu Tử Nạn và Phục Sinh Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn chúng con và gia đình trân trọng kính báo:
Chi tiết...CÁO PHÓ NỮ TU ANNA NGUYỄN...

Trong niềm tin vào Chúa Giêsu Tử Nạn và Phục Sinh Chị em Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn và gia đình trân trọng kính báo:
Chi tiết...PHAOLÔ và giòng chảy tâm...

Tin tức từ Châu Âu cho thấy châu này ngày càng tốt đẹp...
Chi tiết...PHAOLO và giòng chảy tâm...

Tác giả Crossan xem ra những muốn đặt thánh Phaolô ở vào tư thế...
Chi tiết...PHAOLÔ và giòng chảy tâm...

Giòng chảy tâm tư diễn giải về thánh Phaolô luôn còn đó ở nơi ta...
Chi tiết...PHAOLÔ và các thư...

Đây là thư ngắn gọn, không mấy tình tiết nhưng vẫn có thể do thánh Phaolô viết...
Chi tiết...PHAOLÔ và sự nghiệp cầm...

“Trở nên công chính”, là: mọi người được tham gia vào sự công bằng thủy chung của Thiên Chúa...
Chi tiết...Lượt truy cập