Ơn Cứu-chuộc Kitô-giáo là cốt-cách kinh-nghiệm của Kitô-hữu
Chương 7
Cứu-Chuộc thế-gian qua các đạo trên trần-thế
Phần 3:
Ơn Cứu-chuộc Kitô-giáo là cốt-cách kinh-nghiệm của Kitô-hữu
Quả thật, ta luôn cần Đấng Cứu-chuộc ở với ta. Và duy-nhất, chỉ một Đấng Cứu-chuộc là Đức Kitô, Đấng phú-ban cho ta quà-tặng vượt trên ta nữa. Và Ngài, vốn là Đấng siêu-việt nên quà-tặng Ngài ban, là sự sống vĩnh-cửu ta đạt được sau khi chết, nhờ sống lại.
Bởi, Ơn Cứu-chuộc là tiến-trình cốt chỉnh-sửa cá-thể mỗi người chúng ta cho lành-mạnh hơn tất cả mọi sự thể, để rồi ta không vướng mắc vào thứ lỗi/tội nào hết. Sức khoẻ của tâm-thân, là sự an-lành/hạnh-đạo, đã nên thành-toàn nơi tính thánh-thiêng của Ơn Cứu chuộc, cũng ra như thế.
Giáo hội được Chúa trao cho trọng-trách cưu-mang Ơn Cứu-chuộc, cách đặc biệt. Chúng dân muôn nước đều nhận ra Ơn Cứu-Chuộc ở trong và ngang qua Giáo-hội. Trên thực-tế, Ơn Cứu Chuộc Ngài phú-ban thường bị hệ-thống-hoá như một thể-chế ở đời thường. Nói rõ hơn, Giáo-hội thường đi đến quyết-định cũng khá lạ, là: Những ai ở ngoài Giáo-hội, sẽ không có được Ơn Cứu-chuộc và sẽ chẳng được Chúa Cứu-Thế lo cho con người mình bất cứ thứ gì. Chính vì thế, ta phải hiểu cụm-từ “kết-án chung-cuộc”, thật ra, không thể áp-dụng cho những người sống “ngoài” Giáo-Hội được.
Đạo Chúa thẩm-định vị-thế để ta bàn-luận, gồm quá-trình/lai-lịch trong đó có:
-sự phân-biệt (tức: trở-nên-một với Chúa và trong Chúa, đảm-bảo sự khác-biệt với Chúa – là việc tập-trung nhấn mạnh lên sự khác-biệt hơn cả việc “trở-nên-một”)
-Tình thương, là việc cho đi chính mình khi ta quan-hệ với người khác. Là: đi ra ngoài mà đến với những người có cuộc sống rất khác hoặc giữ đạo khác với mình.
-Mục-tiêu hoặc cùng-đích của sự sống đã trở nên mới mẻ, vượt lên trên những gì có trong ta một cách tự-nhiênđược Chúa phú-ban, ngang qua ân-huệ.
Chỉ có Đạo Chúa mới coi sự kết-hợp khiến cho con người được thăng-hoa đi vào với sự sống của Ba Ngôi Đức Chúa. Ơn Cứu-chuộc Kitô-giáo trở-thành sự cứu-độ con người từ chốn “Niết Bàn”/“trở-nên-một” rất cơ-bản!
Khai-sáng nơi nhà Phật:
cốt-cách kinh-nghiệm từ Phật-tử
Đạo nhà Phật, cũng sử-dụng cụm-từ “độ-trì” nhưng lại mang ý-nghĩa giải-thoát ta khỏi cảnh-tượng ngu-si/dốt-nát, nhờ sự khai-sáng, tuyệt-diệt cái “ngã” sai lạc (đúng hơn phải nói: đó là sự hủy-diệt hoàn-toàn lý-lịch sai-lạc vốn dính vào với “ngã”). Và, Từ-bi/Hỷ-xả là kết-quả của việc diệt “dục” bên trong “Ngã”.
Đối lại, Đạo Chúa coi Ơn Cứu-chuộc như tiến-trình không bị triệt-tiêu, nhưng tháp-nhập và hội-nhập vào bản-thể con người. Bản-thể của ta hiện-hữu mà không bị tắt ngúm hoặc hủy-diệt, nhưng vẫn vĩnh-cửu trong Chúa. Kitô-hữu sinh ra, là để thương-yêu người đồng-loại như yêu-thương chính mình; còn, người nhà Phật lại vẫn nghĩ: không “ngã” nào trên đời khiến con người biết yêu-thương người khác, hết.
Với nhà Phật, sống là truy-tầm cái “Ngã” đích-thực, vượt mọi thể-hình hoặc thể-loại nào vốn có. “Ngã” đích-thực, là lối nói một chiều về “vô ngã/vô thường” đã lạc mất; nên con người cứ luyến nhớ điều đó, cách khôn nguôi.
Ta để lạc mất nó, là do thế-giới có thiếu-hụt căn-bản. Thế-giới ta sống, là sống hữu-hạn, không miên-trường, lại đem cái “Dục” vào thân; đồng thời, lại dính-liền với cái “Dục” ấy. Các yếu-tố này, là căn-nguyên/cội-nguồn hi-hữu tạo nên Khổ đau, âu sầu, dị-biệt.
Bằng vào Tông-thư “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy-Vọng”, Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị đã mô-tả Phật-giáo như thứ tôn-giáo tiêu-cực trong đó người nhà Phật tin rằng thế-giới là ác-quỉ, bắt nguồn từ sự-dữ mà ra. Trong khi đó, Đức Bênêđíchtô 16, khi còn là Hồng Y Ratzinger, lại viết một câu như thể bảo: Đạo Phật tự tạo cho mình thứ “Dục Tự-tại”. Thật ra thì, ngôn-từ do các đấng bậc trên cao sử-dụng là cốt để so với Ơn Cứu-chuộc Kitô-giáo, cũng hơi quá đáng và không thích-hợp cho công-cuộc Đại-kết. Theo nhà Phật, thế-giới ta sống, không là thế-giới đích-thực mà chỉ là Khát vọng. Là, “Lòng Dục”, tức: nguồn-gốc của sự dữ. Nó còn có nghĩa như thứ gì đó dính-liền một cách không thích-đáng vào bản-thể con người.
Nơi thế-giới Tây phương, Phật-giáo được tô vẽ bằng hình-ảnh của cái mà người nhà Phật gọi là “sắc-sắc-không-không”. Bởi: điều đó nói lên tính cơ-bản của mọi sự và của chính “ngã”, tức: chính sự “Hư không”, “Trống rỗng’. Và như thế, nó có nghĩa ‘không-là-gì-cả’. Điều này, quả thật, không có thực. Với nhà Phật, ‘sự trống rỗng’ không có nghĩa: ‘không-là-gì-cả’, mà là trạng-thái súc-tích/đầy tràn cách vô-tận, mà không bị bất cứ thứ gì có thể cắt/xẻ thành nhiều thứ/nhiều sự, được. Và, dịch cho sát nghĩa, phải gọi đó là trạng-huống của ‘sự - không – có – gì’, hết.
Ở trời Tây, Đạo của Phật thường được giới-thiệu như thứ đạo cổ-võ cho việc chấm-dứt sự hiện-hữu của con người. Điều này, không mang ý-nghĩa đúng cho lắm. Thật ra, đạo của Phật biện-hộ/cổ võ cho sự chấm-dứt nhận-thức theo cách sao đó, về hiện-hữu của chính con người chúng ta.
Ở thế-giới này, ta được coi như thành-phần mà thuyết “Luân-Hồi” gọi là sự tái-sinh liên-tục thành nhiều kiếp, để đi vào tình-trạng rất thực, hệt như thế. “Ngã” đích-thực, tức: “sự Hiệp-Nhất đã lạc mất”, nay gọi là Niết-Bàn. Nó vẫn trụ trong ta và nổ bùng từ bên trong. Và, khi ta tiếp-cận nó, chuỗi luân-hồi nhiều kiếp này sẽ chấm-dứt. Cũng nên mở dấu ngoặc để ghi thêm ở đây một câu hỏi, rằng: Nụ cười hiện trên mặt Đức Phật, xảy đến từ lúc nào?
Sự sống là Đạo. Là, còn Đường giúp ta sống hết kiếp này đến kiếp khác, hầu tiếp-cận Niết-Bàn. Nơi đây, có cuộc sống hài-hoà, sâu-sắc hơn cả sự tách-bạch giữa những gì là thánh-thiêng và trần-tục. Nó nâng nhấc trạng-huống ta đang sống, để trở-thành tình-trạng ‘cứ để chuyện ấy xảy ra’. Nó sờ/chạm được cả cái “Vô ngã và vô thường” của nhà Phật, nữa.
Tứ-bảo nơi Đạo của Phật, gồm: Phật, Pháp, Tăng và Từ-Bi-Hỷ-Xả là lý-tưởng có được từ Boddhisattva, nói về những người đạt chốn “Sáng” đi vào sự sống rất năng-động vì người khác và cho người khác.
Nhà Phật vẫn quan-niệm, rằng:ngoài Đạo của Phật ra, không có sự Khai Sáng nào hết.
Đạo của Phật còn đề ra một quá-trình/lại-lịch để ta bàn-luận tiếp, về:
-việc “trở-nên-một” quyết loại-trừ mọi khác-biệt ở đây đó;
-Tình thương = “vô ngã” vượt mọi quan-hệ, mọi sự dính liền vào cái “vô thường”;
-chặng cuối của việc Khai Sáng là đi vào những gì đã có ở đó.
Đạo của Phật (và đạo khác ở châu Á) vẫn coi ‘sự hiệp-nhất’ như chân-lý hầu thăng-hoa mọi “vô ngã/vô thường”, đều ra thế.
--------------
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Thánh Lễ Khấn Dòng 17/06/2022
Hòa với ánh nắng ban mai ngày mới, Hội dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn hòa chung tâm tình tri ân, cảm tạ tình thương của Thiên Chúa ban xuống trên Hội dòng.
Chi tiết...Hân Hoan Kính Báo

Trong niềm tri ân Thiên Chúa, Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn hân hoan kính báo
Chi tiết...TĨNH TÂM ĐỢT I NĂM 2022

Chiều 14h ngày 25/04 Chị em bước vào tuần Tĩnh tâm đợt I, dưới sự hướng dẫn của Cha Phêrô Trần Văn Thơ, Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam.
Chi tiết...CÁO PHÓ NỮ TU MARIA THẠCH...

Trong niềm tin vào Chúa Giêsu Tử Nạn và Phục Sinh Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn chúng con và gia đình trân trọng kính báo:
Chi tiết...CÁO PHÓ NỮ TU ANNA NGUYỄN...

Trong niềm tin vào Chúa Giêsu Tử Nạn và Phục Sinh Chị em Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn và gia đình trân trọng kính báo:
Chi tiết...PHAOLÔ và giòng chảy tâm...

Tin tức từ Châu Âu cho thấy châu này ngày càng tốt đẹp...
Chi tiết...PHAOLO và giòng chảy tâm...

Tác giả Crossan xem ra những muốn đặt thánh Phaolô ở vào tư thế...
Chi tiết...PHAOLÔ và giòng chảy tâm...

Giòng chảy tâm tư diễn giải về thánh Phaolô luôn còn đó ở nơi ta...
Chi tiết...PHAOLÔ và các thư...

Đây là thư ngắn gọn, không mấy tình tiết nhưng vẫn có thể do thánh Phaolô viết...
Chi tiết...PHAOLÔ và sự nghiệp cầm...

“Trở nên công chính”, là: mọi người được tham gia vào sự công bằng thủy chung của Thiên Chúa...
Chi tiết...Lượt truy cập